Răng khôn mọc hay răng số 8 được đánh giá là trường hợp khá phức tạp. Vì răng khôn đa phần mọc lệch, mọc ngầm vì nó là chiếc răng cuối cùng mọc lên trên hàm nên thường “thiếu đất” để trú ngụ và gây ra nhiều nỗi ‘khó ở’ cho người bị mọc.
Răng khôn là gì và răng khôn thường mọc như thế nào?
Răng khôn hay răng số 8 khi mọc trên hàm thường theo nhiều cách khác nhau như mọc thẳng, mọc nghiêng, nằm ngang hay mọc ngầm dưới nướu. Ít ai may mắn được chiếc răng khôn mọc lên ngay hàng thẳng lối như những răng khác và không gây ra bất kỳ sự bất thường nào.
Nhiều người thấy được mỗi lần một chiếc răng khôn nào đó mọc lên đều khiến cho khổ chủ cảm thấy đau đớn, khó chịu và sưng tấy tại vị trí đang mọc. Nhiều khi còn bị đau họng, hành sốt vài ngày đi kèm những bệnh lý răng miệng khác. Vì những chiếc răng khôn thường xuất hiện không theo một đường lối nào cả. Đã có rất nhiều trường hợp mọc răng khôn mà không được nhổ bỏ và không chữa trị kịp thời, đã gây lây lan nhiễm trùng sang các khu vực răng xung quanh.
Khi nào nên nhổ răng khôn
Cần phải nhổ răng khôn ngay khi nó mọc và gây các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp, ảnh hưởng đến các răng lân cận. Khi răng số 8 chưa gây biến chứng nhưng luôn có những khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh, thì cũng nên nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.
Khi răng khôn được mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở nhưng lại không có răng đối diện ăn khớp, khiến nó trồi dài tới hàm đối diện, tạo bậc thang giữa các răng, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm thì cũng nên được nhổ bỏ.
Răng khôn dù mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở song hình dạng bất thường, dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, cũng sẽ gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh thì nó cũng nên chỉ định nhổ.
Nếu răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu, bạn cần làm chỉnh hình và trồng răng sứ.
Ngoài ra, răng khôn còn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.
Không phải trường hợp răng khôn nào cũng cần phải nhổ, không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Nên lưu ý có thể bảo tồn giữ răng khôn trong những trường hợp sau:
Răng khôn được mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây ra những biến chứng. Nếu giữ thì bệnh nhân cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch triệt để, không để răng bị sâu.
Khi bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính như tim mạch, rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường,…
Khi răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm hoặc dây thần kinh.
Xem thêm: địa chỉ cấy ghép implant chất lượng
Nha Khoa Nhân Tâm:
Hotline: 1900 56 5678 – 0842 56 5678
Địa chỉ: 807 Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, TP.HCM