Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Mở chi nhánh và mở địa điểm kinh doanh là hai hình thứ mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp khi muốn phát triển kinh doanh với quy mô lớn hơn. Việc nắm rõ và phân việt giữa hai khái niệm này sẽ giúp bạn lựa chọn một cách chính xác và tối ưu nhất cho cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để phân biệt được chi nhánh và địa điểm kinh doanh? Mời Quý doanh nghiệp đọc bài viết dưới đây của dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín Hợp Luật.

thay-doi-giay-phep-kinh-doanh-2

Khái niệm về chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 điều 45 luật doanh nghiệp năm 2014: “Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”

Và theo quy định tại khoản 3 điều 45 luật doanh nghiệp năm 2014 thì “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”

Từ hai khái niệm trên ta có thể thấy cả hai đều đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp, nằm trong tổ chức hoạt động của một doanh nghiệp do đó không có tư cách pháp nhân và hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức. Doanh nghiệp có thể lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện với số lượng không hạn chế.

Xem thêm: dịch vụ tư vấn thuế Huyện Bình Chánh

Sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh

  • Đối với phạm vi thành lập:
  • Chi nhánh: Có thể được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Địa điểm kinh doanh: Chỉ được thành lập tại cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Đối với con dấu:
  • Chi nhánh: được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng của mình.
  • Địa điểm kinh doanh: phụ thuộc và trụ sở chính, hình thức kê khai thuế tập trung, sử dụng hóa đơn của công ty.
  • Đối với cơ cấu tổ chức và hoạt động:
  • Chi nhánh: Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền. Đồng thời phát sinh thêm hoạt động báo cáo thuế như công ty
  • Địa điểm kinh doanh: Chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo và là nơi mà tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể mà không có các chức năng khác.
  • thay-doi-giay-phep-kinh-doanh-2

Tìm hiểu thêm: dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh Quận 3 uy tín

Trên đây là những thông tin giúp Quý doanh nghiệp phân biệt giữa chi nhánh và địa đỉểm kinh doanh để có sự lựa chọn đúng đắn hơn trong hoạt động kinh doanh. Để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Đại Lý Thuế Hợp Luật theo thông tin:

CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ HỢP LUẬT

Hotline: 0942 391 917 (Hp/Zalo) – 0961 11 33 55

Tổng Đài : 1900 63 6995

Email: info@hopluat.com

Web: Hopluat.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *