Thay đổi của các loại hồ sơ môi trường sau khi nghị định 40/2019/NĐ-CP ban hành

Mới đây, chính phủ đã ban hành nghị định 40/2019/NĐ-CP và thông tư 25/2019/TT-BTNMT dẫn đến một số loại hồ sơ môi trường có sự thay đổi nhất định. Để tìm hiểu thêm về những loại hồ sơ môi trường có điểm gì khác so với quy định cũ, bài viết hôm nay công ty tư vấn môi trường xin đưa ra một số thông tin liên quan đến các loại hồ sơ môi trường có sự thay đổi nhất định trong nghị định và thông tư mới. Xin mời các bạn cùng theo dõi.

Môi trường là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường? - Litter, it costs you

Với các loại hồ sơ được lập trước khi đi vào hoạt động

Đối với doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động thì cần tiến hành lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường ĐTM, về sự thay đổi của 2 loại hồ sơ môi trường này cụ thể như sau:

– Về kế hoạch bảo vệ môi trường, lập sẽ áp dụng với các dự án đầu tư mới, dự án mở rộng quy mô, nâng công suất thuộc quy định tại Cột 5 trong Phụ lục II thuộc nghị định 40/2019/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dẫn về việc thi hành Luật bảo vệ môi trường được ban hành từ ngày 13/5/2019.

– Về đánh giá tác động môi trường ĐTM: lập sẽ áp dụng với các đối tượng quy định trong cột 3 phụ lục II nghị định 40/2019/NĐ-CP nghị định về vấn đề sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường ban hành ngày 13/5/2019.

Thay đổi ở các loại hồ sơ được lập sau khi đi vào hoạt động

Sau khi chính thức đi vào hoạt động thì quý doanh nghiệp cần phải thực hiện các loại hồ sơ môi trường sau:

– Báo cáo công tác bảo vệ môi trường: đây là hồ sơ tổng hợp các loại báo cáo định kỳ hàng năm của doanh nghiệp như báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, báo cáo quản lý chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt, báo cáo quản lý chất thải rắn công nghiệp, báo cáo quản lý phế liệu, báo cáo khai thác khoáng sản,… Như thế, theo quy định mới, hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ sẽ không lập riêng nữa mà gộp chung vào trong quyển báo cáo công tác BVMT, cuối năm lập và nộp về cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định phê duyệt hồ sơ.

– Hợp đồng thu gom chất thải nguy hại: áp dụng với các cơ sở sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải nguy hại, phải tiến hành ký hợp đồng thu gom CTNH để chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề quản lý CTNH.

– Hồ sơ xả nước thải vào nguồn tiếp nhận: áp dụng cho các cơ sở hoạt động tại Việt Nam có liên quan đến việc xả thải vào nguồn tiếp nhận lớn hơn 5m3/ ngày đêm theo nghị định 201/2013/NĐ-CP. Quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Tài nguyên nước và nhỏ hơn 5 m3/ ngày đếm đối với các cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

– Hồ sơ xin cấp phép khai thác nước ngầm: áp dụng cho các đơn vị kinh doanh hoạt động tại Việt Nam có liên quan đến việc khai thác nước ngầm lớn hơn 10 m3 / ngày đêm theo nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành của một số điều luật tài nguyên nước.

Và còn nhiều loại hồ sơ khác mà doanh nghiệp cần tiến hành.

Mọi thông tin chi tiết cần được hỗ trợ cũng như cần được tư vấn thêm về vấn đề thực hiện lập các loại hồ sơ môi trường, xin quý khách hàng liên hệ ngay với hotline 0909997365 để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé. Xin cảm ơn

>> Mời bạn đọc thêm: kế hoạch bảo vệ môi trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *