Tìm hiểu hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường và ĐTM ra sao

Để một dự án hoạt động thuận lợi thì ngoài việc xử lý các giấy tờ hồ sơ như giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc lập hồ sơ môi trường cũng rất quan trọng. Hồ sơ môi trường được lập nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường trước và sau khi dự án hoạt động nhằm giảm thiểu tối đa mức độ nguồn thải phát sinh ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên môi trường. Vậy với doanh nghiệp mới chưa đi vào hoạt động thì cần phải lập những loại hồ sơ nào ? Chi tiết xin mời các bạn cùng công ty tư vấn môi trường SGE chúng tôi theo dõi ngay trong bài viết sau nhé.

Mục đích khi lập hồ sơ môi trường

Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì thế mỗi năm có rất nhiều doanh nghiệp mới ra đời, cũng vì thế mà mức độ ô nhiễm môi trường cũng dần tăng cao bởi do ý thức của doanh nghiệp chưa cao, tiến hành dự án nhưng không xử lý nguồn thải phát sinh khi dự án hoạt động, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên như nguồn nước, không khí,… xung quanh nơi dự án hoạt động. Cụ thể tại các thành phố lớn như TPHCM, trên nhiều kênh rạch, sông ngòi tràn ngập rác thải, đến nguồn nước cũng hóa đen do nước thải phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra. Lâu dần nếu không xử lý sẽ phát sinh rất nhiều mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, tệ hại hơn nữa sẽ phát sinh dịch bệnh rất khó kiểm soát. Vậy biện pháp giải quyết ở đây là gì ? Đó là các loại hồ sơ môi trường do cơ quan môi trường ban hành. Mục đích của lập hồ sơ là để ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc xử lý nguồn thải trước khi dự án hoạt động để tránh bị ảnh hưởng đến các yếu tố tài nguyên môi trường. Định kỳ hàng năm theo chu kỳ thì doanh nghiệp cũng phải lập hồ sơ như báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ để quan trắc tình hình nguồn thải phát sinh để kịp thời lên phương án xử lý nguồn thải sao cho thích hợp nhất. Đó là những mục đích chủ yếu để thực hiện lập hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp, tiếp theo đây xin mời các bạn theo dõi 2 loại hồ sơ được lập cho các dự án trước khi đi vào hoạt động, mời các bạn cùng theo dõi.

Tìm hiểu hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường và ĐTM

1. Kế hoạch bảo vệ môi trường: Đây là một loại hồ sơ được lập cho các dự án kinh doanh trước khi đi vào hoạt động, trước năm 2014 tên gọi của hồ sơ này là cam kết bảo vệ môi trường.

– Mục đích thực hiện: lập nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường, đây là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các nguồn thải có thể phát sinh khi dự án hoạt động, qua đó có thể lên chương trình giám sát môi trường, xử lý nguồn thải sao cho phù hợp nhất.

– Các căn cứ pháp lý áp dụng thực hiện: để lập hồ sơ kế hoạch môi trường được tốt nhất, đúng chuân ban hành của pháp luật thì phải căn cứ các nghị định, thông tư sau:

+ Áp dụng Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

+ Áp dụng nghị định 18/2015/NĐ-CP

+ Áp dụng thông tư 27/2015/TT-BTNMT

– Đối tượng áp dụng: là các dự án kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, năng suất bình quân trung bình 1 năm dưới 1 triệu sản phẩm, diện tích đất dưới 2 hecta.

– Các trường hợp phải lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường: thường thì kế hoạch môi trường chỉ lập 1 lần trong suốt quá trình hoạt động của dự án đến khi ngừng kinh doanh, chỉ lập lại trong những trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp không triển khai thực hiện dự án trong thời gian đã cam kết trong bản kế hoạch

+ Doanh nghiệp thay đổi về địa điểm thực hiện dự án

+ Doanh nghiệp thay đổi về quy mô, công suất, quy trình sản xuất dự án.

– Quy trình thực hiện: chúng tôi xin rút gọn quay trình triển khai hồ sơ qua những bước cơ bản sau:

+ B1: khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, khảo sát về quy mô, các điều kiện kinh tế- xã hội – con người liên quan đến dự án.

+ B2: xác định nguồn thải có thể phát sinh như nguồn nước thải, khí thải, các chất thải rắn nguy hại phát sinh, các thông số về tiếng ồn, nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng,…

+ B3: đánh giá mức độ tác động nguồn thải ảnh hưởng ra sao đến yếu tố tài nguyên môi trường, đưa ra giải pháp xử lý phù hợp nhất.

+ B4: xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

+ B5: tiến hành việc soạn thảo kế hoạch môi trường và nộp lên cơ quan chức năng có thẩm quyề phê duyệt dự án.

2. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

– Mục đích thực hiện: để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, ràng buộc nghĩa vụ của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong việc bảo vệ môi trường trước và sau khi dự án hoạt động. Hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển KT-XH đi đôi với việc bảo vệ môi trường.

– Cơ sở pháp lý:

+ Áp dụng Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

+ Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015

+ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT , ban hành ngày 29/05/2015

– Đối tượng áp dụng: là các doanh nghiệp kinh doanh có quy mô lớn, năng suất bình quân trung bình 1 năm trên 1 triệu sản phẩm, diện tích đất trên 2 hecta. Là các doanh nghiệp chưa hoạt động kinh doanh, chưa lắp đặt xây dựng dự án.

– Quy trình triển khai:

+ B1: khảo sát sơ bộ về dự án như điều kiện tự nhiên, địa chất, khí tượng, thủy văn, các điều kiện tự nhiên, môi trường, KT-XH,…

+ B2: khảo sát, thu mẫu, đo đạc va phân tích các mẫu không khí, mẫu đất, mẫu nước thải lấy được xung quanh dự án.

+ B3: đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng đến các nguồn thải kể trên đến các yếu tố tài nguyên môi trường xung quanh nơi dự án triển khai.

+ B4: lên phương án giảm thiểu nguồn thải ô nhiễm cho từng giai đoạn hoạt động dự án.

+ B5: Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;

+ B6: Xây dựng chương trình giám sát môi trường;

– B7: Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

Trên đó là những thông tin cơ bản nhất về hồ sơ môi trường hiện nay công ty tư vấn môi trường SGE chúng tôi thực hiện, nếu bạn có thắc mắc về bất kỳ một vấn đề nào có thể gọi ngay cho chúng tôi qua hotline sau: 0909997365 để được hỗ trợ thêm nhé.

>> Xem thêm: tư vấn lập mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *